Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ: Những điều doanh nghiệp cần biết!

0
181

Sự nghiệp đổi mới kinh tế xã hội của đất nước trong những năm qua tiếp tục gặt hái được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Nền kinh tế của nước ta liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các quan hệ kinh tế đối ngoại không ngừng mở rộng, phát triển, trong đó Hoa Kỳ trở thành một đối tác rất quan trọng và trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam.

Quy mô nhập khẩu của thị trưởng Hoa Kỳ, mỗi năm khoảng 1.800 tỷ USD với đầy đủ các chủng loại hàng hóa thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các đối tác. Tuy nhiên đâyy cũng là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm, và rất khắt khe, người tiêu dùng được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật vô cùng chặt chẽ. Với 50 bang, 50 Luật, đôi khi Luật của mỗi bang lại vượt cả quy định của Luật Liên bang. Vì vậy, để thâm nhập và khẳng định vị thế trên thị trường này, hơn bất cứ ở thị trường nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu-ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.

Thực tế hiện nay, do hạn chế về nguồn tài chính, chất lượng sản phẩm, thiếu thông tin và hiểu biết về luật lệ, cách thức kinh doanh, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trưởng Hoa Kỳ. Để góp phần khắc phục tình trạng nói trên, các chuyên gia thương mại khuyến cáo, một nhân tố quan trọng mà chúng ta cần và có thể khai thác là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước với cộng đồng kiều bào ta đang sống và làm việc tập trung ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Với lợi thế là những người am hiểu thị trường Hoa Kỳ, thông thạo ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam tại nước này có thể đóng vai trò môi giới hữu hiệu đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc đã tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ cũng như việc gia nhập WTO càng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và ngược lại. Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên đến hàng tỷ USD, riêng trong 4 tháng đầu năm 2007, con số trên đã đạt khoảng gần 3 tỷ USD, chiếm khoảng 25{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu thị trường Hoa Kỳ hơn, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả hơn với thị trường này. Mặt khác, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng Việt Nam thay vì các thị trường khác trong khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vấp phải sự cản trở từ chính sách bảo hộ gắt gao của Hoa Kỳ nhất là về hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Bên cạnh đó, các biện pháp chống khủng bổ được ban hành sau vụ 1119 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Sáng kiến về an ninh container; qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm và thông báo trước khi hàng đến với Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ cũng lạm phát sinh chi phí khi xuất khẩu. Ngoài ra, hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo.

Một thị trường đầy hấp dẫn, luôn luôn thu hút tất cả các nước trên thế giới quan tâm tư nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. Vậy nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam là chỉ thực sự kinh doanh với Hoa Kỳ, khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết. Trong khi, các đối thủ của chúng ta đã kinh doanh ở thị trường này hàng trăm năm, hoặc vài chục năm. Làm sao để cạnh tranh được và khẳng định vị thế của mình với các đối thủ đã có mặt tại thị trường này trước chúng ta? Theo các chuyên gia, có hai cách: Một là, chúng ta chen vào thị trường ngách; Hai là, chúng ta chen bật, chiếm chỗ của người khác. Cả hai cách này chúng ta đã làm được, đặc biệt chúng ta có khả năng cạnh tranh trực diện, ví dụ: ngành dệt may, giày dép, đồ gỗ. Mấy năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng này mỗi năm chỉ tăng 5-7{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} nhưng hầu hết các mặt hàng chúng ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ đều tăng mạnh, dệt may là trên 20{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3}, giày dép trung bình mỗi năm 40-50{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3}… Như vậy, nếu biết chọn đúng mặt hàng và biết khai thác đúng lợi thế kinh doanh thì chúng ta vẫn có thể cạnh tranh được. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải xác định được lợi thế kinh doanh của chúng ta là gì? Chúng ta nên chọn phân khúc thị trường nào? Điểm yếu của Chúng ta là rất nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi, thế mạnh của chúng ta là lao động. Chúng ta có một đội ngũ lao động khéo tay, nếu được đào tạo tốt quản lý tốt thì họ có khả năng tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có trị giá gia tăng cao. Để khắc phục những điểm yếu, khai thác điểm mạnh thì doanh nghiệp nên chọn những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Làm như vậy, chúng ta mới có thể cạnh tranh được với các nước khác, nhất là với Trung Quốc. Hiện nay, những mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ yếu thì Trung Quốc đều chiếm một thị phần lớn, có thể nói là thống trị tại thị trường Hoa Kỳ, ví dụ như giày dép họ chiếm tới 70{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3}. Thực tế, các mặt hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản của chúng ta nếu tính bình quân giá nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì giá cao hơn của Trung Quốc. Điều nàu chứng tỏ, mặt hàng của chúng ta có trị giá gia tăng cao hơn của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cần có bước đi như thế nào cho phù hợp, các đối tác nào có thể hợp tác được trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ đơn thuần là thương mại, không sản xuất thì rất có thể tìm được đối tác ở Hoa Kỳ bởi các công ty Hoa Kỳ rất cần những đối tác sản xuất chiến lược, cung cấp ổn định hàng hoá theo hợp đồng của họ. Thông thường, các công ty Hoa Kỳ chỉ tập trung vào những bộ phận, những linh kiện cốt lõi nhất của sản phẩm (do ưu thế cạnh tranh và họ muốn bảo vệ bí mật công nghệ), còn lại những bộ phận đơn giản, họ có thể đặt gia công nước ngoài hoặc đặt mua ở nước ngoài. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam chưa có khả năng thiết kế, phát triển sản phẩm, chưa có thương hiệu riêng, thì chúng ta nên tập trung vào việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến sản xuất để làm thế nào có thể tạo ra những sản phẩm cạnh tranh theo hợp đồng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng đúng hạn với chất lượng đảm bảo để chúng ta có hợp đồng ổn định sản xuất lâu dài. Trên cơ sở sản xuất ổn định đó, chúng ta mới tiến tới một bước tiếp theo là đào tạo một đội ngũ thiết kế sản phẩm và tích luỹ tài chính thì chúng ta mới khẳng định được thương hiệu.

Mặt khác, các chuyên gia thương mại cũng khuyến cáo: Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và về xuất- nhập khẩu nói riêng; nỗ lực đầu tư mạnh vào sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, đảm bảo giá cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hạn. Ngược lại, thị trường Việt Nam cũng đang trở thành mối quan tâm đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Một trong những lĩnh vực được các thương gia mặn mà quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ thương mại và phân phối. Ngoài việc đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc mua lại một phần các công ty hoạt động tại Việt Nam (kể cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) và tham gia vào quản lý các công ty thuộc lĩnh vực này. Vì vậy, chúng ta cần có những chính sách phù hợp để thu hút đầu tư và các doanh nghiệp nên chủ động nắm bắt cơ hội khi đến. Mặc dù, không khỏi lo ngại cho các ngành dịch vụ trong nước trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhưng chính sự cạnh tranh này sẽ là cơ hội tạo sức ép và động lực để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên phát triển. Mở cửa dịch vụ đang là thách thức với các doanh nghiệp nhưng sẽ làm cho ngành này sẽ tăng cả lượng và chất cũng như giảm chi phí kinh doanh. Chất lượng dịch vụ tăng sẽ làm tăng năng suất lao động hoặc là điều kiện cần để một số ngành khác phát triển. Không khỏi có những tâm lý e ngại: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà bởi sự xâm nhập của các công ty kinh doanh phân phối và xuất nhập khẩu Hoa Kỳ trên thị trường Việt Nam.

Song nhiều ý kiến lại thấy sự xuất hiện của họ sẽ giúp Việt Nam tiếp thu được thêm nhiều công nghệ về tổ chức và quản lý trong phân phối và lưu thông hàng hóa và bản thân họ có thể là đầu vào và đầu ra tốt hơn cho sản xuất. Đặc biệt, dịch vụ logistic (hậu cần) do các công ty Hoa Kỳ được đánh giá là thuận tiện hơn và rẻ hơn. Điều này sẽ góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Sự khác biệt giữa khâu phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ và khâu phân phối hàng hóa tại Việt Nam là: Nếu bán hàng với số lượng nhỏ như ở Việt Nam thì không cần hệ thống phân phối nhưng nếu muôn bán hàng với số lượng lớn ở thị trường Hoa Kỳ bắt buộc phải dùng hệ thống phân phối hàng qua các công ty thu mua hoặc đại lý thu mua của các hãng lớn. Để hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập hệ thống phân phối hàng hóa tại Hoa Kỳ cần phải qua các công ty tư vấn, công ty tiếp thị sản phẩm. Hoa Kỳ không có quy định chung về việc thành lập doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các bang. Quy định này ở mỗi bang, mỗi khác. Luật của các bang về các loại hình doanh nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, ở tất cả các bang đều tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp cơ bản; Doanh nghiệp tư nhân một chủ; Doanh nghiệp hợp danh; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn. Về mặt pháp lý, ở Hoa Kỳ, không có loại hình văn phòng đại diện như ở Việt Nam. Hầu hết các bang đều không yêu cầu vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở các bang đều đơn giản và nhanh chóng. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều tiết của pháp luật giống như các công ty trong nước. Loại hình doanh nghiệp cổ phần bình thường là loại hình phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập công ty chi nhánh ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, pháp luật Hoa Kỳ quy định doanh nghiệp cổ phần bình thường nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ; do vậy, các cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hoa Kỳ cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài thành lập loại hình doanh nghiệp này tại quốc gia này.

Đối với mặt hàng hiện đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần phải xây dựng thương hiệu (brand-ing) để đưa vào kênh phân phối độc lập và thực hiện giá trị gia tăng để tạo giá trị xuất khẩu cao. Củng cố thương hiệu Việt là việc phải thực hiện ngay của các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh lâu dài trên thị trường Hoa Kỳ, chuẩn bị về tài lực cũng như nhân lực cùng với các hoạch định chiến lược trước khi bắt đầu tiếp cận với thị trường rất khắc khe và khó tính nhưng cũng vô cùng hấp dẫn này.

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết, luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy, khi ký hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái ký kết và được sửa đổi điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp có tranh chấp. Trước các tình huống dẫn đến kiện tụng, các doanh nghiệp cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác. Để từng bước thâm nhập và tiến tới một vị trí trên thị trường Hoa Kỳ, hơn bất cứ ở thị trường nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này.