50 doanh nghiệp TP. HCM tham gia Tuần lễ hàng TP. HCM tại Mátxcơva

0
291

Thị trường các nước Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) là thị trường lớn, đặc biệt trong điều kiện Hiệp định Thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam vừa chính thức có hiệu lực với nhiều ưu đãi cho các dòng hàng được giảm thuế về 0{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} sẽ là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại vào thị trường này.

Hiệp định Thương mại tự do Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) và Việt Nam bao phủ tất cả mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, từ việc giảm đáng kể các rào cản thuế quan đến hợp tác trong lĩnh vực mua sắm chính phủ. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, sẽ có đến 2/3 dòng thuế nhập khẩu trong thương mại nội khối được giảm về 0{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} (bao gồm các mặt hàng: nước dừa tươi, cốt dừa, cùi dừa khô, các loại hạt điều, hạnh nhân, óc chó, lạc đã bóc vỏ, các sản phẩm hoa quả tươi/sấy, cà phê chưa rang, các thiết bị vệ sinh bằng gốm, sứ; đồ gia dụng bằng nhựa, sản phẩm bằng tre, các sản phẩm áo phông nam nữ, hầu hết các sản phẩm may mặc, giày thể thao, giày dép bằng các chất liệu khác da tự nhiên…).

Việt Nam hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên bang Nga trong số các nước khu vực ASEAN

Đối với 1/3 còn lại, thuế nhập khẩu sẽ được bãi bỏ trong giai đoạn chuyển tiếp 10 năm, nghĩa là sẽ có đến 90{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} dòng hàng có thuế suất bằng 0{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} trong tương lai.

Hiệp định cũng quy định trách nhiệm của các bên trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xác định các hướng hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững, thương mại điện tử, thiết lập các nguyên tắc thống nhất để bảo hộ cạnh tranh.

Ông Kharinov V.,Đại diện Thương mại Liên bang Nga cho biết: “Chúng tôi hi vọng khu vực thương mại tự do Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam sẽ trở thành một nền tảng kinh tế hùng mạnh của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời giữa các quốc gia thành viên Liên minh và Việt Nam, cũng như sẽ củng cố vị thế, hình ảnh của Liên bang Nga tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Ông Zumakhanov, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam đặc biệt lưu ý sự thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển của Việt Nam đến Kazakhstan và trung chuyển hàng hóa đến các phần lãnh thổ khác như Liên bang Nga, Belarus, Armenia và các nước châu Âu, hàng hóa chỉ cần làm thủ tục hải quan duy nhất một lần trên địa phận Kazakhstan với thời gian nhanh chóng và mức phí ưu đãi nhất dành cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chương trình “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác thương mại ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực” sẽ diễn ra vào ngày 12/10 tại INCENTRA

Sau Hiệp định FTA, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Liên bang Nga trong số các nước khu vực ASEAN. Để hiện thực hóa những thỏa thuận đạt được trong Hiệp định Thương mại tự do Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam và các ban ngành có thẩm quyền của Liên bang Nga dự kiến triển khai nhiều hoạt động chuyên ngành. Trước mắt, ngày 12/10 tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva (INCENTRA) sẽ diễn ra chương trình “Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Cơ hội hợp tác thương mại ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có hiệu lực”. Diễn đàn với sự tham gia của Bộ Công thương, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga và Phòng Thương mại Công nghiệp Liên bang Nga.

Chương trình diễn đàn sẽ xoay quanh các nội dung: cơ hội xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu, các chính sách ưu đãi của Chính phủ nhằm tăng cường thương mại song phương, giải pháp tối ưu hóa các lợi thế mà FTA Việt Nam – EAEU mang lại, hỗ trợ của các định chế tài chính cho các doanh nghiệp Liên bang Nga, tiềm năng và cơ hội phát triển công nghiệp của địa phương.

Từ ngày 6 – 16/10, Hội chợ “Tuần lễ hàng TP. HCM tại Mátxcơva” được diễn ra tại INCENTRA Việt Nam có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Liên bang Nga, đặc biệt là tại Mátxcơva, Việt Nam đã có INCENTRA là đầu mối, địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước chân vào thị trường Liên bang Nga.

Ngay từ khi thành lập, INCENTRAđã thực hiện chức năng là cầu nối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn mở rộng thị trường sang Liên bang Nga. Tại INCENTRA thường xuyên diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam – Liên bang Nga. Trong thời gian từ 9 – 18/9, tại Trung tâm thương mại, INCENTRA đã diễn ra Hội chợ “Tuần lễ hàng Hà Nội tại Mátxcơva” với sự tham gia của 95 doanh nghiệp và gặt hái rất nhiều thành công. Ngày 6/10, Hội chợ “Tuần lễ hàng TP. HCM tại Mátxcơva” tiếp tục thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Liên bang Nga. Hội chợ sẽ kéo dài đến ngày 16/10 với rất nhiều loại hàng hóa phong phú: giày dép, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại lương thực, thực phẩm, hoa quả sấy khô, hoặc hút chân không rất đặc trưng như xoài, mít, thanh long, mãng cầu… Các mặt hàng như cà phê, chè và các loại đồ uống vẫn là những mặt hàng truyền thống của Việt Nam lâu nay được khách hàng quốc tế rất ưa chuộng nhưng đến Hội chợ lần này lại có thêm nhiều mẫu mã, sản phẩm mới rất hấp dẫn.

Là một doanh nghiệp lớn, lần đầu tiên tham gia Hội chợ tại Nga, bà Trần Thị Bạch Tuyết, chủ doanh nghiệp dệt may Thuận Kiều cho biết: “Thị trường Nga là một thị trường lớn với dân số khá đông, nhưng Nga ít sản xuất và nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ, nếu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nga với một giá cả vừa phải, chất lượng tốt thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thành công”.

Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva là cầu nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước Việt – Nga và tại đây, doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tư vấn pháp lý để thành lập văn phòng đại diện, mở showroom, cửa hàng kinh doanh, các giải pháp đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối của Liên bang Nga và các nước trong Liên minh kinh tế Á – Âu.