Chân dung tỷ phú Mỹ đổ tiền vào ngành may mặc Việt Nam

0
948

Wilbur L. Ross không ngần ngại đưa ra những nhận định lạc quan về tiềm năng đầu tư tài chính, cũng như sự kỳ vọng với nền kinh tế Việt Nam. “Đất nước các bạn đang trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ về sở hữu doanh nghiệp nhà nước giữa Chính phủ và các nhà đầu tư tư nhân. Đây là cơ hội hiếm có và thú vị cho những người biết nắm bắt”, tỷ phú 78 tuổi nhận xét.

Thành tỷ phú nhờ vực dậy các công ty sắp phá sản.

Sinh năm 1937 tại New Jersey, Mỹ, Wilbur L. Ross là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất nước Mỹ. Ông được biết đến với những thương vụ “hồi sinh” các công ty ngấp nghé bờ vực phá sản nhờ biệt tài sử dụng đòn bẩy tài chính. Tính đến tháng 7/2015, Ross sở hữu khối tài sản 3 tỷ USD, xếp thứ 603 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Tại Mỹ, ông là người giàu xếp thứ 200.

Thành công trong việc đặt cược vào những thương vụ đầy rủi ro giúp Ross kiếm hàng tỷ USD. Chính nhà đầu tư 78 tuổi này cũng thừa nhận, sở thích của ông là “lao vào những công trình đang cháy rụi”. Là một người giàu kinh nghiệm trên thương trường, Ross có 25 năm điều hành mảng mua bán nợ của tập đoàn tư vấn tài chính tư nhân lớn nhất thế giới – Rothschild.

Ross thành lập công ty đầu tư mang tên WL Ross & Co. vào ngày 1/4/2000, với số vốn ban đầu 440 triệu USD. Sự kiện 11/9/2001 khiến hàng loạt công ty tại Mỹ đối mặt với tình trạng phá sản, song lại mang đến cho Ross những cơ hội lớn. Không bỏ lỡ cơ hội, ông lập tức đổ tiền đầu tư vào hàng loạt công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác khoáng sản, may mặc… và thắng lớn.

Wilbur L. Ross trở thành tỷ phú nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính xuất sắc

Chưa dừng lại ở đó, năm 2003, Ross sáp nhập hàng loạt công ty thép do WL Ross & Co. sở hữu để thành lập tập đoàn International Steel Group. Một năm sau, ông bán lại tập đoàn này cho công ty Mittal Steel với giá 4,5 tỷ USD. Thương vụ mang lại cho riêng cá nhân Ross 250 triệu USD.

International Steel Group chính là vụ mua bán thành công nhất của Ross tính đến nay. Công thức thành lập công ty lớn từ các cá thể độc lập tiếp tục được ông áp dụng linh hoạt và gặt hái thành công. Trong đó, đáng chú ý nhất là 2 tập đoàn may mặc International Textile Group (ITG) và ép nhựa International Automotive Components (IAC).

ITG hiện sở hữu 5 công ty con. Trong đó, Công ty Cone Denim sản xuất đồ jean, Burlington WorldWide chuyên xúc tiến đàm phán hợp đồng thương mại dệt may trên nhiều thị trường. Công ty Interior Fabrics tập trung vào sợi, Carlisle Finishing chuyên về khâu hoàn thiện sản phẩm và Nano – Tex ở lĩnh vực đầu tư công nghệ mới.

Doanh thu hằng năm của ITG đạt khoảng 900 triệu USD. Hiện tập đoàn có 5.000 nhân viên ở Bắc Carolina (Mỹ) và 7.000 nhân công trên toàn cầu.

Trong những năm gần đây, tình hình tài chính bất ổn tại châu Âu mang lại cho Ross những khoản lợi nhuận lớn. Năm 2014, Ross thu về gấp 3 số tiền đầu tư khi bán toàn bộ số cổ phiếu mua năm 2011 của mình tại Ngân hàng Ireland. Tháng 6/2014, thương vụ IPO của công ty WL Ross Holding do Ross nắm giữ 20{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} cổ phần mang về 435 triệu USD.

Vì sao Wilbur Ross chọn đầu tư vào Việt Nam?

Ngày 25/6, Wilbur Ross thông báo ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Bên cạnh đó, tập đoàn ITG của Ross dự định đầu tư mới và nâng cấp hàng loạt các cơ sở của Vinatex trên toàn quốc.

Trong lần trả lời phỏng vấn với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam gần đây, tỷ phú 78 tuổi cho biết ông cảm thấy hứng thú với đất nước hình chữ S. “Việt Nam đang có vị thế giống như Trung Quốc 20 năm trước. Chi phí nhân công chỉ bằng một nửa, mặc dù các bạn có trình độ không hề thua kém”, Ross nói.

Ông cũng nhấn mạnh, Việt Nam đủ khả năng trở thành một nền kinh tế lớn, giống như những gì Hàn Quốc đã làm được trong nhiều thập kỷ qua. Ross cho biết, ông và các đối tác có kế hoạch xây dựng một công ty liên doanh dệt may tại Đà Nẵng. “Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu tôm và hàng may mặc. Đây là một lợi thế lớn”, Ross phân tích.

Wilbur L. Ross lạc quan về tiềm năng kinh tế của Việt Nam

Mới đây, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam của tôi – Điểm đến đầu tư của bạn” tổ chức tại New York, Ross nêu ra 2 lý do tại sao các nhà đầu tư Mỹ nên quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Đầu tiên, đó là sự nỗ lực cải cách nền kinh tế. Ross cho rằng Chính phủ Việt Nam đang rất cố gắng trong việc cải cách chính sách thuế và nới quyền sở hữu từ 49{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} lên 100{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} cho nhà đầu tư ngoại.

Thứ hai, tỷ phú này nhận định việc những ngành có thế mạnh xuất khẩu và bất động sản tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh.

“Năm 2001, lần đầu tiên đến Việt Nam tham dự một sự kiện, tôi nhìn thấy các gia đình ở Việt Nam chủ yếu đi bằng xe đạp. Trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, tôi nhận ra một Việt Nam rất khác, nhiều gia đình đã sở hữu ôtô, thậm chí sở hữu cả những khách sạn lớn, doanh nghiệp lớn”, Ross chia sẻ