Đầu tư của Hoa Kỳ tăng nhanh sau khi Việt Nam vào WTO

0
804

“Nếu tính cả đầu tư thông qua nước thứ ba, thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD”. Đó là nhận định của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nói về luồng vốn FDI từ các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam thời gian qua.

Xin ông đánh giá một cách khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng vào Việt Nam kể từ chuyến viếng thăm của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ hồi tháng 7/2005?

Liên quan đến tình hình FDI kề từ tháng 7/2005 đến nay, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, vốn FDI của Việt Nam năm 2005 đạt 6,8 tỷ USD, tăng 49,7{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} so với năm 2004, trong đó riêng 5 tháng cuối năm 2005 đạt 3,6 tỷ USD.

Trong 7 tháng đầu năm 2006, vốn FDI của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, tăng 17,3{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} so với cùng ký năm 2005. Như vậy, tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Hoa Kỳ đến nay, thu hút vốn FDI của Việt Nam đạt khoảng 7,3 tỷ USD.

Về FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại (không kể đầu tư qua nước thứ 3), Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD.

Riêng 8 tháng đầu năm 2006, đã có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Điểm đáng chú ý là sau khi Tập đoàn Intel của Hoa Kỳ đầu tư một dự án 605 triệu USD vào Việt Nam đầu năm 2006, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông chủ Tập đoàn Microsolf-Bill Gate là thông điệp cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã chú ý tới Việt Nam.

Được biết, xét về nguồn vốn FDI vào Việt Nam hiện nay, chủ yếu vẫn là từ các nước châu á (chiếm trên 70{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3} số dự án và số vốn đầu tư đăng ký), trong khi đó tỷ lệ FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam dưới 5{6fe249212ef9d16feee93e4914a75023461ff5bd920839da656b0c1b421ab6e3}. Vậy vấn đề này nên lý giải như thế nào, thưa ông?

Đúng là đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn rất nhỏ so với tiềm năng của 2 nước. Trong những năm gần đây, mặc dù Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã có tác động tích cực thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 nước, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng những con số nêu trên chưa phản ảnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Nếu tính cả đầu tư thông qua nước thứ ba, thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đứng thứ 7 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO và khả năng Hoa Kỳ sẽ dành cho Việt Nam quy chế PNTR trong năm nay. Điều này sẽ tác động như thế nào đối với nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới?

Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong chu chuyển vốn FDI trên thế giới. Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ coi những ưu đãi về thuế là yếu tố cần thiết; nhưng điều họ quan tâm nhất là thị trường, chi phí đầu tư, lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng, tính minh bạch và ổn định của pháp luật và thủ tục hành chính đơn giản.

Với tiềm lực hùng mạnh về vốn, công nghệ, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế Việt Nam.

Đầu tư của Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và hoàn tất việc thực hiện mở cửa các ngành dịch vụ theo Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và các cam kết Việt – Mỹ trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Ông có bình luận gì khi có ý kiến cho rằng sẽ có dòng vốn FDI ồ ạt chảy vào Việt Nam trong thời gian tới?

Thực hiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Việt Nam đã thể hiện sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp như: xoá bỏ các quy định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, giá trị công nghệ chuyển giao, nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo lộ trình Việt Nam đã và đang cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài…

Những yếu tố trên cùng với những nỗ lực trong việc nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, cũng như lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy “làn sóng đầu tư mới” của nước ngoài vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên của WTO với các ưu thế ổn định về chính trị – xã hội, sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, Việt Nam đang trở thành địa bàn đầu tư hấp dẫn trong khu vực.

Ông có cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức để có thể đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ và theo ông họ nên đầu tư vào các lĩnh vực nào?

Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Hoa Kỳ 16 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 7,4 triệu USD, vốn pháp định khoảng 7,1 triệu USD.

Mặc dù số lượng và quy mô của các dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Hoa Kỳ còn rất khiêm tốn, nhưng việc xuất hiện các nhà đầu tư Việt Nam tại Hoa Kỳ cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bước sang giai đoạn mới, chuyển từ xu hướng đơn chiều sang xu hướng hai chiều.

Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế ở Việt Nam (kể cả nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ đối với các lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu.

VnEconomy