Nguyễn Văn Dũng – nhìn về văn hóa khởi nghiệp: Tinh thần khởi uy kiến quốc

0
665

Trong buổi giao lưu giữa ông Nguyễn Văn Dũng – Nguyên phó chủ tịch kiêm trưởng đại diện hội doanh nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ (Tổng giám đốc công ty cổ phần xúc tiến đầu tư việt mỹ – VIPCO) cũng như đại diện các doanh nhân từ Việt Nam, Hàn Quốc đã cho thấy nhiều thay đổi tích cực trong tinh thần kinh doanh của nhiều công ty hiện nay, khi mà mục tiêu chính lớn nhất của họ không phải lợi nhuận, mà là những điều rất tuyệt vời.

Khởi nghiệp: Xuất phát từ cái tâm

Đại điện đoàn – Nguyễn Văn Dũng, viện trưởng viện giao lưu văn hóa Hàn Quốc cùng các doanh nhân nhận hoa từ BTC

Mỗi khách mời trong buổi trò chuyện có một câu chuyện riêng, một thông điệp riêng. Nhưng tựu chung lại – nét đẹp “thương người như thể thương thân”, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp không chi là nhiệm vụ đi kèm với việc sản xuất kinh doanh, mà còn là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới.

Bà Võ Thị Liễu – điều hành công ty Vĩnh Tân – một doanh nhân được biết đến rất nhiều với hình ảnh dùng tâm sức, bản lĩnh để vượt qua nhiều khó khăn thách thức xây dựng nên doanh nghiệp của riêng mình, mang đến cho người tiêu dùng dòng mỹ phẩm chất lượng cao từ thiên nhiên nhưng bản thân nữ doanh nhân cũng không thể ngờ rằng: chính lúc công ty đang phát triển là lúc vấp phải rất nhiều sự cạnh tranh. Tuy nhiên bà luôn quan niệm: bản thân đã đi lên được từ gian khó, thì việc làm từ thiện trả nghĩa cho đời là chuyện rất đương nhiên. Bà cũng mong muốn bản thân mình là cầu nối để các doanh nghiệp cùng góp sức làm tròn trách nhiệm xã hội đối với những mảnh đời bất hạnh, như câu bà hay nói: “Lá lành đùm lá rách, lá rách cố gắng đùm lá nát hơn”.

Công ty Vĩnh Tân chính là nhà tài trợ đã dành hẳn 1 tỷ đồng để giúp đỡ trung tâm nhân đạo Nhân Tâm của họa sĩ Lê Phương.

Nhắc tới đất nước Hàn Quốc, người bạn tốt của nhân dân Việt Nam Ông Kim Ki Young – Viện trưởng Viện giao lưu văn hóa Châu Á (ACEF) của Hàn Quốc nhấn mạnh, hiện Hàn Quốc là quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất Việt Nam tính đến năm 2015, suốt 6 năm, nay quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã đạt đến tầm đối tác chiến lược, đó là một điều rất đỗi tự hào. Viện giao lưu văn hóa Châu Á (ACEF) của Hàn Quốc đến nay đã thực hiện được nhiều dự án ý nghĩa như: Làng văn hóa hữu nghị Việt Hàn – Hỗ trợ bò từ Hàn Quốc cho nông dân Việt. Năm vừa qua Viện giao lưu văn hóa đã trao tặng nhà cho 250 hộ gia đình khó khăn trên nhiều tỉnh thành, mục tiêu hướng tới sẽ trao tặng 1000 căn nhà cho người nghèo trên khắp VN trong năm nay.

Đúc kết về hai chữ khởi nghiệp: Doanh nhân – TS Nguyễn Đức Thọ – Chủ tịch HĐQT công ty An Tín Travel chỉ nói ngắn gọn: Đất nước còn nhiêu khó khăn, rất cần những tinh thần “khởi uy kiến quốc”. Bởi vì chỉ có 1 ý chí vì đất nước, vì xã hội thì doanh nghiệp mới có thể mạnh mẽ. Một đất nước thất bại về xã hội thì doanh nghiệp khó có thể thành công. Một xã hội thành công, ắt sẽ là động lực để doanh nghiệp phát triển.

Do đó, rất cần sự thay đổi trong cách kinh doanh, chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Khi doanh nghiệp đã hoạt động một cách chuyên nghiệp, ắt sẽ thành công lâu dài.

Doanh nghiệp Việt cũng cần hỗ trợ nhau trong kinh doanh (ông gợi ý: bán hàng chéo, doanh nghiệp này cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp kia), có như vậy mới bù đắp được những thiệt thòi về vốn, công nghệ khi khởi nghiệp.

Doanh nghiệp nếu muốn thành công: Hoa Kỳ sẽ là điểm đến nhiều tiềm năng

Nguyễn Văn Dũng – phó chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ trong buổi giao lưu

Đại diện BAOOV-US đã nói rất hóm hỉnh nhưng cũng rất thẳng thắn khi được hỏi về sự khác biệt trong cách kinh doanh của người Hoa Kỳ – người Việt. Nhìn chung, mỗi quốc gia chứa đựng nền văn hóa, cách thức kinh doanh vô cùng đặc trưng. Người Mỹ coi trọng hiệu quả công việc, không màu mè, kiểu cách, còn người Việt thích sự cầu kỳ, coi trọng cách ứng xử khi kinh doanh… Tuy nhiên, khó lòng áp đặt cách kinh doanh của Hoa Kỳ cho doanh nghiệp Việt, hoặc ngược lại, mà cần tìm cách giao thoa. Tìm ra cầu nối hiệu quả, để doanh nghiệp Việt – Mỹ dễ dàng hợp tác với nhau.

Khi được hỏi về làm thế nào để doanh nghiệp Việt có thể khởi nghiệp một cách hiệu quả. Ông Dũng cho biết, các doanh nghiệp ngoài việc tìm hiểu nhiều thông tin về thị trường, đối tác qua các kênh truyền thông, Internet, báo chí…là vô cùng cần thiết. Song song, việc liên kết thành các hiệp hội, tham gia các Hội đa quốc gia chính là tạo nên sức mạnh để doanh nghiệp tiến sâu hơn vào các thị trường tiềm năng.

BAOOV-US chính là cầu nối hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Với cương vị là Hiệp hội doanh nhân người Việt Nam tại Hoa Kỳ, đại diện cho 170.000 doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ. Baoo-vus giúp doanh nghiệp hỗ trợ trong việc bán sản phẩm sang Hoa Kỳ, mở văn phòng, bố trí kho cảng, máy móc, công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp tạo dựng tư cách pháp nhân vững chắc ngay trên đất Hoa Kỳ. Với việc doanh nghiệp tham gia BAOOV-US, sẽ là cú hích lớn giúp xây dựng thương hiệu tại Hoa Kỳ của bản thân doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm hiện nay – hiệp định TPP đang dần trở thành hiện thực.

Với nhu cầu của người Việt Nam ở Mỹ đang ngày một hướng về nét văn hóa quê hương Việt. Việc duy trì, phát triển văn hóa cộng đồng người Việt hiện tại đang được các cấp lãnh đạo của Việt Nam vô cùng quan tâm, hiện dự án Trung tâm văn hóa – thương mại Hùng Vương – trung tâm thương mại đầu tiên của người Việt tại Hoa Kỳ do BAOOV-US khởi xướng sẽ là tâm điểm của công việc mà Hội doanh nhân người Việt Nam tại Hoa Kỳ thực hiện trong năm 2017.

BAOOV-US